Bước tiến dài trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở tỉnh Bạc Liêu

Tận dụng tốt lợi thế đường bờ biển và điều kiện tự nhiên, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở tỉnh Bạc Liêu cũng có nhiều bước tiến đáng kể, là một trong 5 ngành kinh tế trọng điểm, triển vọng đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo không chỉ là xu hướng mà còn là một giải pháp tối ưu khi các nguồn nhiên liệu tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt và ảnh hưởng đến môi trường. Với những lợi ích khi tận dụng nguồn tự nhiên (gió, ánh nắng mặt trời,…), ngành công nghiệp năng lượng tái tạo dần chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – giảm biến đổi khí hậu của các nước phát triển. Nghiên cứu của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất chính để tạo ra điện, cung cấp 1/3 lượng điện cho thế giới. Công suất điện gió ước tính sẽ vượt công suất khí đốt vào năm 2023 và 2024.

Các nước phát triển đẩy mạnh ngành công nghiệp năng lượng tái tạo vì trách nhiệm với môi trường

Tại thị trường EU, một trong những khu vực đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở EU luôn không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, mức độ tăng trưởng là 11% so với cùng kỳ năm 2019, tạo ra 40% tổng sản lượng điện cho 27 quốc gia trong khu vực. Với mục tiêu xa hơn, EU có kế hoạch sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo lên 60% trong năm 2030 và tăng công suất điện gió lên 25 lần vào năm 2050, đạt mục tiêu trung hoà khí thải carbon năm 2050. Không chỉ vậy, các quốc gia EU còn có nhiều dự án liên quan đến lĩnh vực này, nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải carbon thấp, an toàn cho sức khoẻ của cư dân, hướng đến nền kinh tế sạch và hiện đại.

Tại thị trường Mỹ, chính phủ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và đảm bảo nguồn năng lượng tái tạo. Vì vậy, các nhà lãnh đạo đã đầu tư lớn để xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, khuyến khích các công ty sản xuất thay thế dần việc sử dụng năng lượng sạch cho các động cơ. Những năm qua, Hoa Kỳ đã đạt được mức tăng trưởng mạnh đến 19% trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo, đạt được các thành tựu như: xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện mặt trời lớn nhất thế giới tại bang California với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Thành phố Babcock Ranch bang Florida trở thành một trong những thành phố thân thiện với môi trường khi sử dụng 100% điện năng từ năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ điện lưới thông minh

Bước tiến dài trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở tỉnh Bạc Liêu
Lần lượt các nhà máy công nghiệp năng lượng quy mô lớn hàng đầu thế giới được xây dựng

Tại Việt Nam, dù là một quốc gia đang phát triển, song, Việt Nam cũng sớm nắm bắt được sự chuyển đổi xu hướng và nhanh chóng đẩy mạnh xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, đạt được những thành công nhất định ban đầu. Tổ chức quốc tế đánh giá, Việt Nam đang ghi nhận mức đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo cao nhất trong khu vực ASEAN. Đơn cử như vừa qua, thành viên của Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF Renewables) đã đầu tư vào SkyX Energy thuộc tập đoàn VinaCapital, một đơn vị chủ quản của nhà máy phát triển điện Mặt Trời áp mái. Bên cạnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Trong khoảng tháng 10/2021, Ngân hàng HSBC Việt Nam đã xác nhận thoả thuận cung cấp tín dụng xanh ngắn hạn trong lĩnh vực thầu xây lắp dự án năng lượng tái tạo cho Công ty Cổ phần Xây lắp Điện 1. Đặc biệt, không thể không kể đến nguồn đầu tư bền vững của ngân hàng Standard Chartered vào cuối tháng 5/2021, đã tài trợ thương mại tổng trị giá 462 triệu USD cho dự án về năng lượng gió tái tạo.

Việt Nam là một trong các quốc gia hàng đầu ASEAN tập trung chú trọng vào công nghiệp năng lượng

Tính đến ngày 29/10/2021, có tổng cộng 42 nhà máy điện gió với tổng công suất hoạt động là 2131,3MW được công nhận vận hành thương mại COD, và 106 nhà máy đang chờ được công nhận – theo thông tin cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong 2 năm vừa qua, giai đoạn 2019-2020, Việt Nam đã ghi nhận được sự vươn lên mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện mặt trời. Cụ thể, có hơn 16,5GW công suất điện mặt trời được kết nối vào mang lưới điện quốc gia. Nếu tính cả thuỷ điện, công suất lắp đặt điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam chiếm đến 55,17%.

Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở Bạc Liệu nhập cuộc đua

Không nằm ngoài chặng đường phát triển của ngành năng lượng tái tạo trong và ngoài nước, Bạc Liêu đã cho thấy tiềm năng của tỉnh khi sở hữu những lợi thế như đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Những năm vừa qua, Bạc Liêu đã gia nhập cuộc đua và đưa ngành công nghiệp này vào 5 trụ cột phát triển kinh tế.

Vào cuối tháng 7/2020, bờ biển huyện Hoà Bình – Bạc Liêu đã chào đón 2 dự án xây dựng nhà máy điện gió có quy mô công suất 1000MW. Tổng số vốn đầu tư ước tính là 5.223 tỉ đồng cho Nhà máy điện gió Hoà Bình 1 (giai đoạn 2) và Nhà máy điện gió Hoà Bình 2.

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu chính thức được vận hành

Hai nhà máy này dự kiến sẽ tạo ra sản lượng đạt mức 400 triệu KWh/1 năm, doanh thu có thể đạt trên 800 tỉ đồng. Trước đó, Bạc Liêu đã khởi công 2 dự án là nhà máy điện gió Hoà Bình 1 (giai đoạn 1) và nhà máy điện gió Đông Hải (giai đoạn 1), với công suất 50MW. Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 cũng đã được khởi công, nhiều tiềm năng phát triển với công suất 142MW.

Ngoài ra, minh chứng khác ghi dấu bước tiến của ngành năng lượng tái tạo ở Bạc Liêu đó là việc nhà máy điện gió Kosy được phép vận hành thương mại vào tháng 10/2021. Đây là tiền đề cho những dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn tại Bạc Liêu trong thời gian tới.

Phát triển kinh tế theo lộ trình rõ ràng, tận dụng tốt lợi thế và thời cơ, ngành công nghiệp năng lượng Bạc Liêu không ngừng trưởng thành và sẽ là nguồn cung năng lượng sạch cho cả miền Tây nói riêng và cho cả nước nói chung. Sự nhộn nhịp khi xuất hiện các nhà máy điện gió còn có ý nghĩa vực dậy sức sống của huyện Hoà Bình. Từ một huyện truyền thống thâm canh nông nghiệp, chuyển mình sang ngành công nghiệp năng lượng, Hoà Bình đã làm tốt và đang tiếp tục phát huy. Nhờ vào giá trị về địa lý, tự nhiên và con người, huyện Hoà Bình càng trở thành điểm đến sáng giá, thu hút nhà đầu tư và những người trẻ muốn tạo lập sự nghiệp.

0907 565 323
0907 565 323
Nhận tư vấn